(PLVN) – Khi cuộc cách mạng trẻ hoá đội tuyển của HLV người Pháp Troussier không thành công, cổ động viên nổi giận đòi ông ra đi, VFF không chịu nổi sức ép công luận đã sa thải ông ngay trong đêm trận thua Indonesia trên sân nhà.
HLV Kim Sang Sik kế thừa di sản dang dở của ông thầy người Pháp với một tư duy khác. Ông gọi lại các cựu binh đã xuống phong độ thời HLV Park Hang seo trở lại đội tuyển quốc gia thi đấu vòng loại World Cup. Chúng ta thắng Philippines 3-2 khó khăn trên sân Mỹ Đình và thua Iraq 3-1.
Tháng 9, dịp FIFA Days, đội tuyển Việt Nam vẫn bộ khung cũ với cựu binh Thường Châu năm nào, pha trộn vài nhân tố trẻ, đội tuyển Việt Nam tiếp tục thua Nga và Thái Lan.
So với ông thầy người Pháp thì ông Kim Sang Sik “quá chiều” người hâm mộ Việt Nam khi họ vẫn lưu luyến với đội tuyển thời ông Park làm mưa gió ở Đông Nam Á. Nên ông gọi lại những cựu binh cũ mà ông Troussier nhìn thấy họ đã xuống phong độ. Trận thua 1-2 trước Thái Lan vừa qua cho thấy đội tuyển đang có vấn đề: Đó là những người cũ không thể “sống mãi” với đội tuyển được.
Lý giải sau trận thua 1-2 của Việt Nam trước Thái Lan và thất bại trước đội tuyển Nga, ông Kim cho biết, các cầu thủ đã đáp ứng rất tốt yêu cầu được đặt ra khi triển khai sơ đồ 3-4-3. Nhưng do ảnh hưởng của bão khiến trận đấu giữa đội tuyển Nga và đội tuyển Thái Lan không thể diễn ra, khiến cho việc nghiên cứu, phân tích lối chơi, nắm bắt thông tin của đội tuyển Thái Lan không thể thực hiện được.
“Ngoài ra, vấn đề trạng thái cũng rất quan trọng. Trong khoảng thời gian tháng 6 và 7, các cầu thủ sẽ ở trạng thái, thể lực tốt bởi V-League vẫn đang diễn ra.Nhưng trong khoảng thời gian nghỉ thi đấu như hiện tại, các cầu thủ không có được trạng thái tốt nhất” – HLV Kim Sang Sik cho hay.
Lý giải đó cũng có thể chấp nhận, nhưng người hâm mộ đòi hỏi đội tuyển phải có một bộ mặt mới, lối chơi mới hơn sau chuỗi dài bại trận. Nhưng thật đáng tiếc, lối chơi của chúng ta còn tệ hơn, cầu thủ thậm chí cầm bóng còn kém hơn cả thời ông Troussier. Nhưng cựu binh “vang bóng một thời” quá xuống phong độ, dù vẫn được ông Kim ưu ái trọng dụng.
Ông Kim thấy nhân sự cũ đang dấu hiệu xuống dốc nên xuyên suốt hai trận giao hữu với Nga và Thái Lan ông đã có hai thử nghiệm thực sự mới mẻ: Vĩ Hào đá tiền đạo lệch phải và Văn Trường đá tiền vệ trung tâm. Trong đó, Vĩ Hào vào sân cả hai trận từ ghế dự bị, còn Văn Trường đá chính. Đây là hai gương mặt nổi trội bậc nhất của U23 Việt Nam, từng chinh chiến ở các giải U23, U20 châu Á.
Nhà cầm quân người Hàn Quốc cho biết ông hài lòng với màn trình diễn của một số nhân tố mới như Hai Long, Vĩ Hào. “Họ đã có màn trình diễn tốt, tạo ra khoảng trống, đặc biệt là Vĩ Hào, người chơi tốt hơn kỳ vọng của tôi”, HLV Kim Sang Sik nói.
Đó có thể xem là những thứ đọng lại trong dịp FIFA Days tháng 9 này với hai trận thua mà cách chúng ta thi đấu thiếu sức sống, ấn tượng. Có lẽ phải chờ vào tháng 10, đội tuyển quốc gia sẽ thi đấu tiếp một giải trong dịp FIFA Days với Ấn Độ và Li Băng là những đối thủ được coi là vừa tầm. Nếu không cải thiện được lối chơi thì quá khó tìm kiếm danh hiệu cho giải đấu AFF Cup vào cuối năm 2024.
Các trò chơi Olympic đầu tiên, được ghi nhận vào năm 776 trước Công Nguyên, đã được tổ chức tại Olympia, Hy Lạp. Những trò chơi này là một phần của lễ hội tôn vinh Zeus và đánh dấu sự khởi đầu của một loạt các cuộc thi thể thao giữa các đại diện của các thành phố khác nhau trong Hy Lạp cổ đại.
Thông Tin Chính
Nguồn Gốc: Các trò chơi được cho là do Pelops, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, sáng lập và ban đầu được dành riêng để thờ cúng các vị thần Olympus. Người chiến thắng được ghi nhận đầu tiên là Coroebus, một đầu bếp từ Elis, người đã chiến thắng trong cuộc đua stadion, dài khoảng 192 mét.
Tần Suất: Các trò chơi Olympic được tổ chức mỗi bốn năm một lần, một khoảng thời gian được gọi là Olympiad, trở thành một đơn vị thời gian quan trọng trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Chu kỳ này cho phép lên lịch cho các sự kiện thể thao và lễ hội tôn giáo khác nhau.
Sự Kiện: Ban đầu, các trò chơi chỉ có một sự kiện – cuộc đua stadion. Theo thời gian, nhiều sự kiện bổ sung như đấu vật, quyền anh và đua xe ngựa đã được giới thiệu. Các trò chơi đã mở rộng đáng kể về quy mô và độ phức tạp qua các thế kỷ.
Ý Nghĩa Văn Hóa: Các trò chơi Olympic không chỉ là những cuộc thi thể thao mà còn là phương tiện thúc đẩy sự đoàn kết giữa các thành phố Hy Lạp. Trong suốt thời gian diễn ra các trò chơi, một lệnh ngừng bắn được tuyên bố, cho phép các vận động viên và khán giả di chuyển an toàn đến Olympia.
Sự Suy Giảm: Các trò chơi Olympic cổ đại tiếp tục diễn ra trong gần 12 thế kỷ cho đến khi bị cấm bởi Hoàng đế La Mã Theodosius I vào năm 393 sau Công Nguyên như một phần trong nỗ lực thúc đẩy Kitô giáo và đàn áp các thực hành ngoại giáo.
Di sản của những trò chơi cổ đại này đã đặt nền tảng cho các trò chơi Olympic hiện đại, bắt đầu vào năm 1896 và tiếp tục được tổ chức trên toàn thế giới cho đến ngày nay.
Người Hy Lạp chọn năm 776 trước Công Nguyên để tổ chức các trò chơi Olympic đầu tiên vì đây là thời điểm mà các trò chơi này được ghi nhận chính thức trong lịch sử, đánh dấu sự kết hợp giữa thể thao và tôn giáo tại Olympia.
Lý Do Chọn Năm 776 BC
Kỷ Niệm Tôn Giáo: Các trò chơi Olympic được tổ chức nhằm vinh danh Zeus, vị thần tối cao trong thần thoại Hy Lạp. Đây là một phần của lễ hội tôn giáo lớn diễn ra tại Olympia, nơi người dân từ khắp nơi đến để tham gia vào các hoạt động thể thao và tôn thờ các vị thần.
Sự Ghi Nhận Lịch Sử: Năm 776 BC được coi là năm đầu tiên có ghi chép rõ ràng về các trò chơi Olympic, với Coroebus, một đầu bếp từ Elis, là người chiến thắng trong cuộc đua stadion (một cuộc đua chân). Sự kiện này đã đánh dấu sự khởi đầu của một truyền thống kéo dài hơn 1.000 năm.
Thống Kê Thời Gian: Người Hy Lạp đã sử dụng các kỳ Olympic để đo thời gian, gọi là Olympiad, thay vì sử dụng các năm thông thường. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các trò chơi trong văn hóa và lịch sử của họ.
Tính Đặc Biệt và Quy Mô: Các trò chơi thu hút hàng ngàn người tham gia và khán giả từ khắp nơi trong thế giới Hy Lạp cổ đại, tạo ra một sự kiện thể thao lớn nhất và nổi bật nhất trong thời kỳ đó.
Như vậy, năm 776 BC không chỉ là mốc thời gian mà còn là biểu tượng cho sự kết hợp giữa thể thao, tôn giáo và văn hóa trong xã hội Hy Lạp cổ đại.