(PLVN) – Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh từng có nhiều năm gắn bó với HLV đội tuyển Bắn súng Việt Nam Park Chung-gun. Từ góc nhìn cá nhân, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh chia sẻ về HLV Park Chung-gun.
– Anh đánh giá thế nào về chuyên môn của HLV Park Chung-gun trong thời gian làm việc với ông từ khi anh là VĐV và bây giờ là HLV?
Thực ra để đánh giá thật cặn kẽ về trình độ kinh nghiệm huấn luyện của chuyên gia Park Chung-gun (sau này là HLV đội tuyển Bắn súng Việt Nam) thì tôi không nói chính xác được. Nhưng theo những gì được biết và làm việc một thời gian tôi thấy khả năng nắm bắt tâm lý và kỹ chiến thuật trong thi đấu còn nhiều vấn đề để bàn.
Ví dụ như vấn đề phương pháp làm việc chưa sâu sát nhất là đối với VĐV trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm thi đấu. Mặt khác về tư duy trong xây dựng giáo án huấn luyện không cụ thể, không tổng hợp ghi chép theo dõi và truyền đạt những ý định cho VĐV bởi vì không thuê phiên dịch do vậy cũng phần nào hạn chế ngôn ngữ.
Qua những quan sát trong thời gian tập huấn thi đấu nước ngoài đã đúc kết cho tôi có cách nhìn sâu hơn về cách huấn luyện của các chuyên gia, HLV nước ngoài thì họ không làm như ông Pack.
Thời điểm trước hai kỳ Olympic ở London và Rio, HLV Nguyễn Thị Nhung phân tích tốt và nắm bắt các vấn đề tâm lý và kỹ chiến thuật trong thi đấu, do vậy chúng ta có kết quả tốt hơn và thành tích ấn tượng.
– Việc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam kiến nghị không ký tiếp hợp đồng với ông Park, ý kiến của anh về vấn đề này?
Việc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam kiến nghị lên Cục TDTT, Bộ VH-TT&DL (Báo PLVN đã phản ánh) cho thấy sau nhiều năm thành tích đỉnh cao của Bắn súng chưa ổn định và chưa hiệu quả thậm chí có thể nhiều giải quốc tế không có Huy chương vàng, nhất là thành tích chung các VĐV trọng điểm không ổn định.
Ngoài ra còn các VĐV khác thì chưa có sự bứt phá, vươn lên kế cận các VĐV gạo cội. Một phần do tính chất phân công của Bắn súng Việt Nam và Cục TDTT chưa hợp lý và chưa lắng ý kiến tham mưu đề xuất về chuyên môn. Chính vì vậy tính hiệu quả có thể xuất phát từ đây khi mà chúng ta không tận dụng tất cả các thế mạnh của HLV nội và các hệ thống đào tạo cơ sở từ các CLB.
Điển hình như VĐV Phạm Quang Huy (HCV ASIAD 19) trước khi lên tuyển cũng là do Hải Phòng đầu tư phát hiện hoặc VĐV Trịnh Thu Vinh là đội tuyển Bộ Công an… Tóm lại sự thành công của Bắn súng giai đoạn trước đây có bước đột phá của người thuyền trưởng Nguyễn Thị Nhung, mở ra một trang vẻ vang cho Bắn súng Việt Nam.
Tuy nhiên chúng ta áp dụng những điều đó vào thực tiễn bây giờ chưa hẳn đã hiệu quả. Cần phải thay đổi từ việc phát triển con người từ cơ sở tuyển chọn qua các cuộc thi và bồi dưỡng lớp trẻ để bổ sung đội tuyển.
Đây là nền tảng vững chắc cho Bắn súng trong nhiều năm tiếp theo kể cả tìm kiếm thuê những chuyên gia mới cũng là cách thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung và sự đòi hỏi ngày càng cao của Bắn súng Việt Nam trên trường quốc tế.
Tôi cho rằng việc Liên đoàn không có ý định muốn thuê chuyên gia Pack cũng là chuyện rất bình thường, không phải vì sự cống hiến của ông ấy không có mà chỉ là về tương lai không còn phù hợp như những gì tôi vừa nêu ở phần đầu.
– Đã có nhiều ý kiến xung quanh việc ông Park ra đi, theo quan điểm của một HLV làm nghề anh đánh giá có nghiêm trọng không hay bình thường?
Tôi cho rằng Cục TDTT và các bên có liên quan cũng sẽ ngồi và làm việc lại với ông ấy. Tuy nhiên việc có thoả thuận hay không thì tôi không biết. Dù cho thoả thuận có thuận tình đôi bên hay không thì chúng ta cũng nên có hành xử có đầu có cuối và quan trọng là không làm ảnh hưởng tới hình ảnh của con người Việt Nam nói chung và Bắn súng Việt Nam nói riêng nhất là với dư luận đang chưa hiểu sâu về vấn đề này.
Mặt khác dù làm tiếp hay kết thúc thì bản thân hai bên cần có sự ôn hoà trong mối quan hệ ngoại giao quốc tế. Do vậy ông Pack dù có ở lại hay ra đi cũng sẽ ấm lòng và chuyện đó cũng là rất bình thường thôi.
– Trong 10 năm qua ông Park đã có đóng góp những gì cho thể thao Việt Nam, thưa anh ?
Trong 10 năm ông Park cũng đã giúp Bắn súng Việt Nam trong công tác ngoại giao và quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cùng với HLV Nguyễn Thị Nhung đưa Bắn súng Việt Nam lên một tầm cao mới. Tất nhiên đó là bề nổi, còn về tính hiệu quả sau này và để có chiều sâu hơn thì ông ấy cũng còn có mặt hạn chế. Việc giải quyết một công việc cho chuyên gia đối với Việt Nam thì không khó khăn gì nhưng để có cái nhìn khách quan và chính xác hơn chúng ta cần phải cân nhắc cho dù là ông Park hay bất cứ chuyên gia nào trong tương lai.
– Để VĐV chúng ta có huy chương ASIAD và Olympic, theo anh chúng ta cần đổi mới gì trong đội tuyển ?
Hiện tôi không thể nói cụ thể gì nhiều về đội tuyển quốc gia vì kinh nghiệm của tôi còn quá ít trong quá trình công tác huấn luyện tại đội tuyển nhưng ý kiến chủ quan của tôi cho thấy Bắn súng Việt Nam nên có một chiến lược dài và cụ thể hơn nhất là trong các đấu trường lớn như Asiad hay Olympic.
Đổi mới là phương châm hàng đầu và then chốt cho việc chúng ta có phát triển hay không, từ việc cách thức làm việc của HLV, phân công huấn luyện đúng người, đúng khả năng sở trường của họ..
Công tác quản lý HLV và VĐV cũng đưa lên hàng đầu để mỗi thành viên phải ý thức được trách nhiệm cống hiến cho đất nước.
Bên cạnh đó cần phải kết nối chặt chẽ các đội tuyển trẻ và địa phương để theo dõi tìm kiếm những tài năng kịp thời đưa lên bồi dưỡng sớm có bài bản tránh bỏ lỡ cơ hội. Bắn súng là môn thể thao tương đối tốn kém về tài chính trong điều kiện đất nước còn hạn chế đầu tư thì chúng ta cần phải dựa vào các yếu tố huy động nguồn lực thêm của xã hội hoá.
Nên có chiến lược của Cục TDTT cũng như ưu tiên trong chiến lược phát triển của Bắn súng Việt Nam hướng tới tương lai, tuy nhiên những người làm chuyên môn cần hiểu rõ về quan điểm đầu tư và làm thế nào có hiệu quả. Chúng ta cũng cần phân bổ nguồn kinh phí, nhân lực đó cho hợp lý tránh chỗ cần thì không làm mà chỗ không cần thì làm…
Xin cảm ơn anh và chúc cho đội tuyển Bắn súng Việt Nam đạt được thành tích như kỳ vọng!
Như tin đã đưa, HLV đội tuyển Bắn súng Việt Nam Park Chung -gun đã về Hàn Quốc sau khi hết hợp đồng vào đầu tháng 9/2024. Theo ông Park cho biết thì bên ngành TDTT không liên hệ để ký tiếp hợp đồng với ông, trong khi đó Cục TDTT cho biết là không liên hệ được với ông để thương thảo hợp đồng. Thông tin mới nhất là Cục TDTT và ông Park sẽ có buổi làm việc lại về vấn đề này trong tháng 9 này.
Các trò chơi Olympic đầu tiên, được ghi nhận vào năm 776 trước Công Nguyên, đã được tổ chức tại Olympia, Hy Lạp. Những trò chơi này là một phần của lễ hội tôn vinh Zeus và đánh dấu sự khởi đầu của một loạt các cuộc thi thể thao giữa các đại diện của các thành phố khác nhau trong Hy Lạp cổ đại.
Thông Tin Chính
Nguồn Gốc: Các trò chơi được cho là do Pelops, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, sáng lập và ban đầu được dành riêng để thờ cúng các vị thần Olympus. Người chiến thắng được ghi nhận đầu tiên là Coroebus, một đầu bếp từ Elis, người đã chiến thắng trong cuộc đua stadion, dài khoảng 192 mét.
Tần Suất: Các trò chơi Olympic được tổ chức mỗi bốn năm một lần, một khoảng thời gian được gọi là Olympiad, trở thành một đơn vị thời gian quan trọng trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Chu kỳ này cho phép lên lịch cho các sự kiện thể thao và lễ hội tôn giáo khác nhau.
Sự Kiện: Ban đầu, các trò chơi chỉ có một sự kiện – cuộc đua stadion. Theo thời gian, nhiều sự kiện bổ sung như đấu vật, quyền anh và đua xe ngựa đã được giới thiệu. Các trò chơi đã mở rộng đáng kể về quy mô và độ phức tạp qua các thế kỷ.
Ý Nghĩa Văn Hóa: Các trò chơi Olympic không chỉ là những cuộc thi thể thao mà còn là phương tiện thúc đẩy sự đoàn kết giữa các thành phố Hy Lạp. Trong suốt thời gian diễn ra các trò chơi, một lệnh ngừng bắn được tuyên bố, cho phép các vận động viên và khán giả di chuyển an toàn đến Olympia.
Sự Suy Giảm: Các trò chơi Olympic cổ đại tiếp tục diễn ra trong gần 12 thế kỷ cho đến khi bị cấm bởi Hoàng đế La Mã Theodosius I vào năm 393 sau Công Nguyên như một phần trong nỗ lực thúc đẩy Kitô giáo và đàn áp các thực hành ngoại giáo.
Di sản của những trò chơi cổ đại này đã đặt nền tảng cho các trò chơi Olympic hiện đại, bắt đầu vào năm 1896 và tiếp tục được tổ chức trên toàn thế giới cho đến ngày nay.
Người Hy Lạp chọn năm 776 trước Công Nguyên để tổ chức các trò chơi Olympic đầu tiên vì đây là thời điểm mà các trò chơi này được ghi nhận chính thức trong lịch sử, đánh dấu sự kết hợp giữa thể thao và tôn giáo tại Olympia.
Lý Do Chọn Năm 776 BC
Kỷ Niệm Tôn Giáo: Các trò chơi Olympic được tổ chức nhằm vinh danh Zeus, vị thần tối cao trong thần thoại Hy Lạp. Đây là một phần của lễ hội tôn giáo lớn diễn ra tại Olympia, nơi người dân từ khắp nơi đến để tham gia vào các hoạt động thể thao và tôn thờ các vị thần.
Sự Ghi Nhận Lịch Sử: Năm 776 BC được coi là năm đầu tiên có ghi chép rõ ràng về các trò chơi Olympic, với Coroebus, một đầu bếp từ Elis, là người chiến thắng trong cuộc đua stadion (một cuộc đua chân). Sự kiện này đã đánh dấu sự khởi đầu của một truyền thống kéo dài hơn 1.000 năm.
Thống Kê Thời Gian: Người Hy Lạp đã sử dụng các kỳ Olympic để đo thời gian, gọi là Olympiad, thay vì sử dụng các năm thông thường. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các trò chơi trong văn hóa và lịch sử của họ.
Tính Đặc Biệt và Quy Mô: Các trò chơi thu hút hàng ngàn người tham gia và khán giả từ khắp nơi trong thế giới Hy Lạp cổ đại, tạo ra một sự kiện thể thao lớn nhất và nổi bật nhất trong thời kỳ đó.
Như vậy, năm 776 BC không chỉ là mốc thời gian mà còn là biểu tượng cho sự kết hợp giữa thể thao, tôn giáo và văn hóa trong xã hội Hy Lạp cổ đại.